Tổng quan Lạc đà hoang Úc

Tổ tiên của lạc đà không phải ở Úc. Tuy nhiên, Úc có quần thể lạc đà hoang dã nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, kể cả nơi tổ tiên chúng sinh sống. Không còn lạc đà một bướu sống hoang dã, mặc dù còn tồn tại quần thể sống hoang dã khoảng 700.000 con ở Úc, nhưng chúng là hậu duệ của lạc đà một bướu đã thuần hóa. Lạc đà một bướu được đưa vào châu Úc từ thế kỷ 19 để vận chuyển hàng hóa qua những vùng đất rộng mênh mông. Lạc đà được đưa đến xứ sở chuột túi từ những năm 1840 để giúp các nhà thám hiểm đi lại và vận chuyển hàng hóa qua vùng xa mạc hoang dã. Corad Multe Brun đã đưa lạc đà vào Australia năm 1822, với mục đích sử dụng những con vật chịu được cái nóng khủng khiếp để khai phá sa mạc hoang vắng ở Australia. Lạc đà du nhập vào Úc để làm phương tiện chuyên chở hồi năm 1840, nhưng sau đó đã được đẩy ra môi trường hoang dã khi giao thông đường sắt và đường bộ phát triển.

Chúng nhanh chóng thích ứng với môi trường mới nhưng sự sinh sôi phi mã của chúng đã gây thiệt hại to lớn đối với hệ động thực vật vốn yếu ớt của châu Úc, nơi có khí hậu khô nhất thế giới. Từ ngày đó, chúng trở thành một loài có hại vì ăn trụi các lá xanh, và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng của các gia đình để tìm kiếm nước… Nhiều khi chúng xông vào các các phòng vệ sinh trong nhà dân. Hiện nay người ta khuyến khích thợ săn giết lạc đà, nhưng quần thể của chúng vẫn đang tăng lên.

Giống lạc đà tại Australia thuộc loại một bướu, có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Theo các nhà khoa học, trên thế giới hiện không còn lạc đà một bướu sống trong điều kiện hoang dã, nhưng tại Australia vẫn có một quần thể lạc đà một bướu sống hoang, vốn là con cháu của các bầy lạc đà đã thuần hóa nhưng thoát khỏi các chuồng trại vào cuối thế kỷ 19. Lạc đà hoang dã sinh sống nhiều nhất tại các sa mạc ở miền Trung nước này. Số lượng lạc đà ở Australia đã tăng lên chóng mặt, cứ 9 năm lại tăng gấp đôi, đe dọa nghiên trọng tới hệ thống kinh tế khu vực cận sa mạc. Australia hiện là quốc gia có số lượng lạc đà hoang dã cao nhất thế giới, với số lượng hơn 1 triệu con.

Ngày nay, quần thể lạc đà hoang dã ở Úc được ước tính khoảng 1,2 triệu con. Có xuất xứ từ Ả Rập, Afghanistan và Ấn Độ từ những năm 1800, những con lạc đà đã được trả tự do về thiên nhiên sau khi giao thông cơ giới thay thế sự cần thiết của chúng trong những năm đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, lạc đà hoang dã là mối đe doạ đối với các loại động vật bản địa của Úc. Từ năm 2009 đến 2013, đã có những chính sách nhằm quản lý số lượng lạc đà hoang dã và kiểm soát sự phát triển số lượng của chúng. Số lượng lạc đà hoang dã ở Úc hiện đã lên đến hơn 1 triệu con, sống rải rác trên các cánh đồng ở miền trung. Chúng hiện là một trong những sinh vật gây hại nhất cho hệ sinh thái ở các vùng xa xôi bởi loài vật này ăn hầu hết các loại cây chúng gặp.

Các chuyên gia môi trường đã kêu gọi kiểm soát số lượng lạc đà. Một số cho rằng những con vật này có thể sẽ diệt sạch nhiều loài thực vật độc đáo của Úc nếu không được ngăn chặn kịp thời. Đứng trước vấn đề cấp bách trên, chính phủ xứ sở chuột túi quyết định sẽ chi 19 triệu AUD để giảm bớt số lượng lạc đà, Telegraph cho hay. Tuy nhiên, bài toán hóc búa là tiêu diệt bằng cách nào mà vừa ít tốn kém mà lại hiệu quả. Một trong những cách phổ biến là dùng súng diệt lạc đà từ trên không, được xem là hiệu quả và "nhân đạo" nhất. Tuy nhiên, dùng trực thăng thì rất tốn kém khi đẩy chi phí diệt mỗi con lên khoảng 99 AUD. Một số cách khác là dẫn du khách đi săn lạc đà, lập các lò mổ di động để biến thịt lạc đà thành thức ăn cho thú cưng và thậm chí là khuyến khích người dân Úc ăn thịt lạc đà.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lạc đà hoang Úc http://www.camelsaust.com.au/ http://nintione.com.au/publication/dkcrc-0805 http://www.environment.gov.au/biodiversity/invasiv... http://archive.aramcoworld.com/issue/198801/camels... http://thanhnien.vn/the-gioi/uc-dau-dau-voi-lac-da... http://www.tienphong.vn/the-gioi/6000-lac-da-dai-n... http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20070316/uc-lac-da-... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/10-dong-vat-song-... http://www.vietnamplus.vn/lac-da-khat-nuoc-bao-vay... https://www.webcitation.org/60Y6l9wcB?url=http://w...